Thứ hai, thuốc lá nung nóng liên quan đến các ca viêm phổi tăng BCAT cấp tính. Bác sĩ Lâm dẫn chứng một ca bệnh là phụ nữ 47 tuổi bị viêm phổi tăng bạch cầu ái toan cấp tính, sau khi chuyển từ hút thuốc lá truyền thống sang sử dụng thuốc lá nung nóng. Bởi các triệu chứng hô hấp ho, sốt nhẹ và các bất thường trên X-quang phổi xảy ra ngay sau khi chuyển đổi thói quen hút thuốc. Tình trạng bệnh nhân được cải thiện sau khi ngừng sử dụng thuốc lá nung nóng và được điều trị bằng corticosteroid.
Thứ 3, thuốc lá nung nóng gây viêm phổi tăng bạch cầu ái toan cấp tính. Về mối nguy hiểm này, bác sĩ Lâm đưa ra một trường hợp thanh niên 16 tuổi bị viêm phổi tăng bạch cầu cấp tính mức độ nặng sau sử dụng thuốc lá nung nóng 2 tuần, với triệu chứng khó thở nặng dần. Bệnh nhân được chuyển đến khoa cấp cứu và được đặt nội khí quản, thở máy, chạy ECMO do suy hô hấp nặng.
Đồng quan điểm, theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), việc sử dụng thuốc lá điện tử làm tăng tính phản ứng đường hô hấp, tăng sức cản đường thở, gây viêm và tắc nghẽn đường thở. Sản phẩm này còn làm khởi phát hen, gây COPD, viêm phế quản mạn, thậm chí giảm khả năng đề kháng của đường hô hấp với vi trùng, tăng nguy cơ mắc ung thư đường hô hấp.
Bác sĩ này dẫn chứng 10 nghiên cứu cắt ngang với 483.948 học sinh cấp 2-3 ở nhiều nước cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 11,2%. Thói quen này làm tăng khả năng mắc hen ở cả người đã từng dùng và đang sử dụng.
Đặc biệt, thuốc lá điện tử còn là liên quan một đợt bùng phát bệnh lý mới ở Mỹ khiến nhiều người bị tổn thương phổi. Căn bệnh này được gọi là EVALI (tổn thương phổi cấp liên quan thuốc lá điện tử). Dịch bùng phát mạnh vào tháng 8/2019 và đạt đỉnh vào tháng 9/2019. Tới 18/2/2020, 2807 ca mắc căn bệnh này trên toàn nước Mỹ, 68 ca tử vong được khẳng định có liên quan.
Triệu chứng của bệnh là khó thở, ho, đau ngực, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt, xuất hiện hàng giờ, hàng tuần trước khi nhập viện, đồng thời, máu lắng tăng, CRP tăng, bach cầu tăng, GOT/GPT tăng, phim chụp X-quang cho thấy có tổn thương phổi.
Xét nghiệm dung dịch hút và dịch đường hô hấp các bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện vitamin E acetate. Chất này nung nóng trong thuốc lá điện tử tạo thành khí ketene độc. Khi thử nghiệm trên động vật, các nhà khoa học phát hiện chúng gây tổn thương giống ở người.
Ngoài các mối nguy hiểm đối với phổi nói riêng và cơ thể nói chung, bác sĩ Lâm cảnh báo các thiết bị trong thuốc lá điện tử có thể hỏng, lỗi và gây nổ từ đó dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng ở miệng, mặt, cổ, mắt, mũi, xương hàm. Ước tính có 2035 ca cấp cứu ở Mỹ giai đoạn 2015-2017 do nổ pin thuốc lá điện tử.
Lan Anh
Tỉnh Thái Nguyên đã tham gia diễn tập qua hình thức trực tuyến, kết nối với hệ thống diễn tập Apcert chung.
Thành phần tham gia diễn tập gồm thành viên Đội ứng cứu và đảm bảo an ninh mạng trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông; chuyên gia của các đơn vị, doanh nghiệp: VNPT Thái Nguyên, Viettel Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên.
Về nội dung diễn tập, Cục An toàn thông tin cho biết: Vi phạm bảo mật xuất phát từ việc kẻ tấn công xâm phạm thành công máy chủ lưu trữ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây, tiến hành can thiệp và sửa đổi trái phép vào gói phần mềm của nhà cung ứng số cung cấp cho khách hàng. Các tổ chức vô tình cài đặt bản cập nhật cho máy chủ nhưng họ không biết rằng bản cập nhật đó có chứa phần mềm độc hại, tạo cơ hội cho kẻ tấn công thiết lập kết nối và xâm hại hệ thống của tổ chức.
Thông qua buổi diễn tập nhằm tạo tình huống thực tế để đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin, chuyển đổi sốcó dịp học hỏi, nâng cao kinh nghiệm thực tiễn, chủ động nhận biết các nguy cơ, tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng cứu sự cố an toàn thông tin.
Qua đó, giúp đánh giá mức độ trưởng thành ứng cứu sự cố và góp phần tạo sự thống nhất trong nhận thức, tăng cường phối hợp hành động giữa đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của các đơn vị, địa phương.
Bạt Tuấn và nhóm PV, BTV" alt=""/>Thái Nguyên tham gia diễn tập an toàn thông tin quốc tế Apcert 2023“Bất kỳ một sự tác động nào, nhất là đổi mới, cũng đặt ra những quan điểm trái chiều”, Bộ trưởng Nhạ nói và cho rằng các nhà giáo cũng phải đối mặt với điều này.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo Bộ trưởng Nhạ, lĩnh vực nào cũng có những khó khăn, nhưng riêng giáo dục, kỳ vọng của người dân là rất cao.
“Với kỳ vọng rằng hội nhập được ngay như một đất nước phát triển, trong khi điều kiện của nước ta ở mức trung bình, thậm chí thấp hơn. Trước thách thức giữa mong đợi, kỳ vọng của người dân, xã hội và những gì đang có, thì chúng ta phải vượt qua”, Bộ trưởng Nhạ nói.
“Tôi trước hết cũng là một người thầy như các thầy cô. Nhưng tôi là đại diện của các thầy cô, được Đảng và Nhà nước giao phụ trách lĩnh vực này. Áp lực vô cùng. Nhưng nếu chúng ta cứ bị cuốn vào những điều chưa làm được hoặc những vấn đề mà dư luận chưa hài lòng thì chúng ta sẽ không thể thực hiện được các nhiệm vụ lớn của sự nghiệp đổi mới”.
Bộ trưởng Nhạ cũng chia sẻ kinh nghiệm với các thầy, cô giáo: “Chúng ta cần cố gắng làm sao phải có suy nghĩ, hành động tích cực. Cái gì chưa chuẩn thì cần phải chỉnh. Song không vì cái chưa chuẩn mà cảm thấy buồn chán. Thực tế tôi cũng gặp nhiều thầy cô và câu đầu tiên họ than thở là ngành giáo dục làm rất nhiều việc nhưng không được chia sẻ, thậm chí đâu đó còn vùi dập, ném đá. Nhưng nhìn rộng ra thì chúng ta cũng đạt được nhiều việc tốt. Vậy nên khi chúng ta có suy nghĩ tích cực, tạo ra lan tỏa cho các thầy cô khác. Trong ngành giáo dục có 1,4 triệu người mà tinh thần tích cực, tâm huyết thì chúng ta có thể lan tỏa.
Bộ trưởng hy vọng các nhà giáo tiêu biểu được tôn vinh sẽ là những người tạo cảm hứng cho các thầy cô, đồng nghiệp khác.
“Chúng ta phải kiên định, kiên trì, thậm chí là kiên nhẫn để thực hiện từng bước thì sự nghiệp đổi mới giáo dục chắc chắn thành công”, ông Nhạ nói.
Bài học thứ hai mà Bộ trưởng Nhạ cho hay bản thân rất thấm thía là sau mỗi bước tiến cần phải dành thời gian rà soát, để hỗ trợ nhau.
“Không phải cứ chỉ có một mình vượt lên trước, hay trường mình, tổ bộ môn mình vượt lên trước mà phải toàn ngành”.
Bộ trưởng Nhạ dẫn câu nói “Nếu như muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa phải đi cùng nhau” và cho rằng điều này rất đúng với ngành giáo dục.
“Giờ ngành giáo dục có hơn 50.000 cơ sở với khoảng 1,4 triệu người. Nếu chúng ta không cùng nhau, mà để một nhóm hoặc một số người bị tụt lại phía sau thì công sức của chúng ta bị ảnh hưởng”.
Bộ trưởng cho hay, ở các ngành, các lĩnh vực nào, cũng có người này người kia và khi xảy ra sự việc thì chỉ coi là cá biệt, khoanh vùng.
“Nhưng riêng ngành giáo dục, chỉ cần một giáo viên sai phạm thì toàn ngành rung động”, ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Giáo dục mong toàn ngành cùng chung tay, hỗ trợ nhau, để không giáo viên, nhà trường nào bị tụt lại phía sau. Ảnh: Thanh Hùng |
“Tôi có quan sát rằng đổi mới lần này rất căn bản, phần nhiều thầy cô cố gắng, song trong nội bộ, nhận thức về đổi mới chưa phải tốt lắm đâu. Mà phần nhiều những vấn đề xuất phát từ chính cán bộ mà ra. Trong nội bộ mà chưa hiểu, chưa thông thì làm sao thuyết phục được xã hội”.
Do đó, Bộ trưởng Nhạ cũng bày tỏ mong muốn những nhà giáo tiêu biểu ngày hôm nay sẽ trở thành những đại sứ, là người dẫn dắt cho các đồng nghiệp của mình.
“Chứ nếu mạnh ai nấy làm, mạnh trường nào trường ấy làm, rồi để có những trường bị tụt hậu hay bị vấn đề gì thì trong ngành còn nhiều lo ngại”.
Ông Nhạ cũng nhìn nhận phía trước ngành giáo dục còn nhiều gian truân.
“Bản thân giáo dục luôn luôn thay đổi, kể cả đối với những quốc gia lớn. Do đó, chúng ta xác định áp lực là vấn đề thường diễn ra trong quá trình đổi mới”.
Riêng về giáo dục phổ thông, tới đây, rất nhiều các hoạt động phải thay đổi. Do đó, theo Bộ trưởng, nếu các nhà giáo không xác định rõ tâm thế thì rất dễ lúng túng.
“Vừa rồi mới thực hiện chương trình, SGK lớp 1, nhưng tới đây còn tiến hành lớp 2 và lớp 6; rồi lớp 3, lớp 7 và lớp 10,... thì sẽ tràn ngập những vấn đề”, Bộ trưởng nhìn nhận.
Bậc đại học cũng còn nhiều khó khăn khi thực hiện tự chủ.
Do đó, Bộ trưởng mong muốn toàn ngành cần có sự chủ động, chung tay để vượt qua những khó khăn, đạt được thêm nhiều thành tựu trong thời gian tới.
Thanh Hùng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về áp lực của ngành giáo dục